​Những Quy Định Của Mỹ Về Hàng Nhập Khẩu
Luật pháp nước Mỹ rất nghiêm ngặt đối với các sản phẩm nhập khẩu vào trong nước. Để sản phẩm của mình có thể thuận lợi nhập khẩu vào nước Mỹ thì cần trải qua nhiều quy trình, kiểm định khắt khe với nhiều tiêu chuẩn khác nhau.Như vậy, hiểu rõ quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu là điều cần thiết để giúp bạn gửi hàng thuận lợi. Hãy cùng ZAT Express tìm hiểu những quy định cũng như một số lưu ý khi xuất khẩu hàng sang Mỹ tương ứng với từng ngành hàng qua bài viết dưới đây nhé!​


Quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu đối với các ngành hàng​

Các mặt hàng được nhập khẩu vào Mỹ khá đa dạng ở nhiều ngành hàng khác nhau. Dưới đây là quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu đối với từng ngành hàng, bạn có thể tham khảo:

Quy định về hàng nhập khẩu ngành gỗ – nội thất

Xuất khẩu gỗ – đồ nội thất sang Mỹ là một trong những ngành đem lại nguồn doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với mặt hàng này, Mỹ cũng có những quy định khá khắt khe, nên khi xuất khẩu gỗ – đồ nội thất sang Mỹ, các doanh nghiệp cần đáp ứng các quy định sau:

  • ​Quy định về hàng nhập khẩu nội thất.
  • ​Quy định về cách thức và quy trình kiểm tra hàng nhập khẩu.
  • Các quy định liên quan đến việc giám sát, khai báo và xử lý sản phẩm gỗ nhập khẩu.
  • Luật kiểm soát gỗ nguyên liệu.
  • Luật bảo vệ gỗ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như sau:

  • Hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định của pháp luật, nêu rõ số lượng, chủng loại và nguồn gốc của gỗ.
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate) và hun trùng sản phẩm (Fumigation).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of) Origin).

Quy định về hàng nhập khẩu ngành thủy sản

Các mặt hàng nông thủy sản như gạo, cao su, hạt điều, hồ tiêu, tôm, cá,… đạt được kim ngạch cao khi xuất khẩu sang Mỹ. Trong đó, thủy sản được xem là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Đối với mặt hàng là nông sản, khi nhập khẩu vào Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng các quy định về:

  • Luật thực phẩm.
  • Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA).
  • Luật về nhãn hiệu hàng hóa.Quy định về phụ gia thực phẩm.
  • Quy định về dán nhãn hàng hóa.

Đối với mặt hàng là thủy sản, các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu như sau:

  • Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác.
  • Quy định kiểm dịch thực vật.
  • Khai báo hải quan.
  • Quy định về an toàn thực phẩm.
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Quy định về hàng nhập khẩu ngành may mặc

Để các sản phẩm ngành may mặc được nhập khẩu vào Mỹ một cách thuận lợi hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu đối với ngành may mặc như sau:

  • Quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSA).
  • Quy định về giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin)
  • Giấy chứng nhận và kiểm nghiệm bắt buộc của bên thứ ba.
  • Đạo luật Vải dễ cháy.
  • Đạo luật Liên bang về thuốc trừ sâu, diệt nấm và loài gặm nhấm (FIFRA).
  • Đạo luật kiểm soát chất độc hại (TSCA).
  • Đạo luật Xác định Sản phẩm Sợi dệt may.
  • Đạo luật Ghi nhãn sản phẩm Len.
  • Quy định về pháp lý và tuân thủ các quy định về môi trường và lao động.
  • Quy tắc Ghi nhãn Chăm sóc.
  • Chứng nhận hữu cơ.
  • Đạo luật về Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC Act).

Quy định về hàng nhập khẩu ngành tiêu dùng

Đối với các mặt hàng tiêu dùng như nước mắm, bún, miến, phở khô,… các doanh nghiệp cần đáp ứng một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Mỹ như sau:

  • ​Quy định về an toàn thực phẩm của FDA.
  • Chứng nhận y tế (HC – Health Certificate).
  • Chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin).

Các mặt hàng không được nhập khẩu vào Mỹ

Ngoài những mặt hàng được phép nhập vào Mỹ, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý những quy định về hàng hóa không được đưa vào Mỹ nằm trong luật xuất nhập khẩu của mỹ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rắc rối khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Mỹ gây tổn thất chi phí và mất thời gian.
Các mặt hàng không được phép xuất khẩu sang Mỹ gồm:

  • ​Đồ uống có cồn, các chất gây kích thích thần kinh.
  • Động vật sống.
  • Thịt và các sản phẩm được chế biến từ thịt.
  • Pho mát, sữa và sản phẩm từ sữa.
  • Dược phẩm.
  • Các sản phẩm liên quan đến điện.

Đây là những mặt hàng không được cấp phép nhập khẩu vào Mỹ. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nên lưu ý điều này.

Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng sang Mỹ

Để quá trình xuất khẩu hàng từ Việt Nam sang Mỹ được thuận lợi, trước tiên, các doanh nghiệp cần nắm rõ một số vấn đề sau:

  • ​Tìm hiểu về quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu, mặt hàng nào được và không được xuất khẩu vào Mỹ. Từ đó chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan cũng như ước tính phí hải quan.
  • ​Khai báo hải quan đầy đủ, chính xác, nộp đủ các chứng từ có liên quan đến sản phẩm theo yêu cầu của hải quan Mỹ; đồng thời nộp phí hải quan đầy đủ, đúng hạn. Các chứng từ cần có để vận chuyển hàng hóa đi Mỹ gồm: Invoice (Hóa đơn thương mại), Packing list (Bảng kê đóng gói), Sale contract (Hợp đồng bán hàng), Giấy chứng nhận liên quan (nếu có).
  • Đối với những mặt có yêu cầu giấy chứng nhận của FDA thì doanh nghiệp cần đăng ký số FDA theo quy định. Đặc biệt là phải tuân theo các yêu cầu về nhãn mác, Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) của FDA.

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu mà Fast Express gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu bạn quan tâm và đang tìm kiếm một đơn vị vận chuyển hàng đi Mỹ thì hãy liên hệ ngay ZATEXPRESS qua Hotline 0978 71 7777 để được hỗ trợ nhé!

trong News
FDA Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Chứng Nhận FDA
FDA là gì? Tiêu chuẩn FDA gồm có những gì? Vì sao phải có chứng nhận FDA khi xuất hàng sang Mỹ? Hãy cùng ZAT Express tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!